Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 11, Tổ 3, Khu Nam Trung, Phường Nam Khê, TP Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0962.37.36.38 – 0203.3850.201

Email: btxhquangninh@gmail.com

Những mùa xuân của Bác

Mùa Xuân luôn khiến ta cảm thấy tràn trề nhựa sống, thiên nhiên, vạn vật dường như cũng sinh sôi nảy nở hơn vào mùa Xuân. Với dân tộc ta, mùa Xuân không chỉ thể hiện cho sự giao mùa, sự kết thúc của một năm cũ bước sang năm mới mà mùa Xuân còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Kể từ mùa Xuân đầu tiên nhân dân ta có Đảng, ngày 3-2-1930 đến nay, đã có rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta diễn ra, gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết năm 1968 (Ảnh: Nguồn tư liệu)

    Đối với Bác Hồ, trên đời này không gì đẹp bằng tình yêu thương con người, trước hết là tình thương yêu với tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Yêu thương con người, theo Bác, là phải đoàn kết phấn đấu đạt cho được mục tiêu “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc. Ai cũng được học hành”. Trong 79 mùa xuân của Bác có 30 mùa xuân xa quê hương, cộng thêm hai mùa xuân nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trừ những năm thơ ấu, những năm xa Tổ quốc và chịu đọa đày trong tù ngục, Bác Hồ thực sự chỉ hưởng được 30 cái Tết ở trong nước. Dù phải trải qua biết bao gian khổ, canh cánh trong lòng ước mong giành độc lập tự do ấm no cho dân tộc; với niềm tin tưởng và tinh thần lạc quan cách mạng, Người đã có những mùa xuân tươi đẹp nhất. Đó là mùa xuân năm 1923 trên đất Pháp, khi Người viết truyền đơn cổ động mua báo Le Paria. Mùa xuân ấy, lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm kiểm nghiệm cuộc sống, Nguyễn Ái Quốc viết: “Cho đến nay chủ nghĩa tư bản chỉ là những vách tường dày ngăn cách những người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau”.

    Mùa xuân năm 1924, Người đến Matxcơva, quê hương của Lê – nin vĩ đại – quê hương của mùa xuân mới. Mùa xuân 1930 là một mùa xuân tươi đẹp, vui sướng nhất của Bác Hồ, vì “từ nay đã có Đảng lãnh đạo, cách mạng sẽ thành công”. Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm cách xa tổ quốc, sau khi mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ ở biên giới Việt – Trung, theo nội dung sách sau này được in với tên Con đường giải phóng. Con đường mới đi được chặng đầu trong khí trời trong lành của một buổi sớm xuân, trong hương thơm của hoa rừng biên cương Người trở về Tổ quốc. Những mùa xuân phấn khởi như vậy rất ít đối với Người, bởi rằng:

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”.

    Mùa xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là mùa xuân của nghĩa tình, chan chứa lòng yêu thương đồng cảm với nhau. Xuân năm 1959, trên đất Liên Xô, Bác nói với các cháu thiếu nhi: “Tết bây giờ khác trước rồi. Mùa xuân của chúng ta không phải là 3 tháng mà là dài hơn, gia đình họ hàng của ta là cả gia đình quốc tế vô sản”. Người mong muốn mùa xuân cho mọi người, xuân cho mọi ngày. Trong ngày xuân, gặp được đồng bào, đồng chí, bạn bè, Người lại thấy:

Xuân này, xuân lại thêm xuân,

Nước non xa, anh em gần, vui thật là vui!”

    Khi Tết đến xuân về, dù không tiền bạc, bánh quà để tặng những người nghèo khổ, Bác vẫn đến với họ, sẻ chia một tấm lòng, một sắc xuân của trái tim con người. Chị công nhân vệ sinh bất ngờ vì không bao giờ nghĩ là Bác đến tận nhà thăm hỏi trong thời khắc giao thừa thiêng liêng. Ân cần như một người thân trong gia đình, Người nói: “Bác không đến thăm những người như gia đình cháu thì còn thăm ai?”. Mùa xuân ấy đối với căn nhà rách nát nghèo nàn của chị công nhân vệ sinh thật là:

“Một mùa xuân cả thế gian,

Phải đâu lãng phí cỗ bàn mới xuân”.

    Nếu như “Chủ nghĩa Cộng sản là mùa xuân của nhân loại” còn đang hướng tới, thì trong những ngày này, thế giới này, quả đất này có thể đã có một mùa xuân “không gì ngăn cản được những người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau”. Đó là lời tuyên bố của Nguyễn Ái Quốc trong mùa xuân năm 1923.

     Chúng ta tin tưởng tuyệt đối dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự đoàn kết nhất trí đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ đưa đất nước Việt Nam lên một tầm cao mới của thời đại; xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; để  mỗi mùa xuân về  lại tràn ngập sắc xuân như Bác hằng mong muốn mùa xuân dài hơn với áo ấm, cơm no, với tự do, hạnh phúc, với cái tâm, cái thiện cho mỗi con người./.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Video giới thiệu

Lịch công tác

Bài đăng gần đây

Hình ảnh hoạt động

Thống kê truy cập

Hôm nay: 36
Hôm qua: 41
Trong tuần: 648

Trong 30 ngày qua: 2051
Tổng truy cập: 960739

Đăng ký nhận tin.