Thực hiện Công văn số 1323/UBND-NC ngày 24/5/2024 về việc triển khai Thông báo số 1238-TB/TU của Thường trực Tỉnh ủy về tình hình, kết quả 02 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trung tâm Bảo trợ xã hội đã tăng cường quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động về các vấn đề về chuyển đổi số toàn diện: Xác định chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một quá trình đổi mới căn bản, mang tính hệ thống phương thức quản trị địa phương dựa trên dữ liệu, chỉ điểm khởi đầu, không điểm kết thúc, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì vậy yêu cầu CBVC, LĐ chuyển đổi nhận thức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu đơn vị đóng vai trò quyết định đến tốc độ, chất lượng và hiệu quả trong chuyển đổi số của đơn vị; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số, thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong môi trường số; Tập trung triển khai các nền tảng số, xây dựng dữ liệu là giải pháp đột phá, quan trọng hàng đầu; xây dựng cơ sở dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên mới, là khâu then chốt của chuyển đổi số toàn diện của tỉnh; Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân, cộng đồng doanh nghiệp về yêu cầu, nhu cầu, lợi ích của chuyển đổi số toàn diện để tạo lập niềm tin cũng như tăng cường các giải pháp về an toàn, an ninh mạng, hình thành văn hóa số; Rà soát, sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) tất cả các quy chế, quy trình nội bộ của từng cơ quan, địa phương, đơn vị để thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là thay đổi nhận thức; triệt để ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh một cách hiệu quả, thực chất và an toàn.
Quán triệt tới CBVC, LĐ về năm giải pháp chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội:
Một là, tăng cường công tác xây dựng thể chế, nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc triển khai các thủ tục hành chính trên môi trường mạng như triển khai các dịch vụ: Phí, lệ phí, sms, chữ ký số, xác thực định danh điện tử và lưu trữ điện tử… tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương và người dân thực hiện.
Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động, người dân biết và sử dụng dịch vụ công trực tuyến về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, dịch vụ công Liên thông đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí và các dịch vụ công khác liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Ba là, tiếp tục duy trì việc kết nối, xác thực thông tin, chuẩn hóa và đồng bộ cơ sở dữ liệu về trẻ em, cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội, giảm nghèo với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong thời gian tới, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện xác minh dữ liệu, đảm bảo kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu lao động, việc làm, người có công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong đó, cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội các địa phương phối hợp với công an cơ sở thực hiện rà soát, xác minh dữ liệu, đối khớp, làm sạch dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bốn là, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh triển khai Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ, miễn giảm phí dịch vụ cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội để khuyến khích các đối tượng mở tài khoản, nhận trợ cấp qua tài khoản và thanh toán không dùng tiền mặt. Đề nghị Bộ Công an sớm có phần mềm kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trung gian thanh toán (Napas) để thuận tiện cho địa phương triển khai xác thực thông tin tài khoản của các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trong quá trình triển khai chi trả không dùng tiền mặt.
Năm là, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác Đề án 06, Bộ Công an định kỳ rà quét an ninh, an toàn và bảo mật thông tin cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện cơ sở dữ liệu của ngành đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”.
Đề án 06 là hợp phần quan trọng trong tổng thể chương trình Chuyển đổi số quốc gia; là đề án tiền đề mang tính đột phá, với việc lấy Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm nền tảng cốt lõi, cơ bản để thúc đẩy Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Việc triển khai thành công cơ sở dữ liệu của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ góp phần vào thành công của chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Trước yêu cầu và sự phát triển của xã hội, trong thời gian tới, Trung tâm Bảo trợ xã hội tiếp tục rà soát, triển khai nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số để triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Cán bộ viên chức, người lao động tại Trung tâm tích cực tham gia các khóa học đào tạo chuyển đổi số
Người đưa tin: Phạm Thị Ngoan