Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 11, Tổ 3, Khu Nam Trung, Phường Nam Khê, TP Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0962.37.36.38 – 0203.3850.201

Email: btxhquangninh@gmail.com

Trung tâm Bảo trợ xã hội cử cán bộ tham gia tập huấn thí điểm tài liệu “Bồi dưỡng viên chức, nhân viên Công tác xã hội về cung cấp dịch vụ xã hội cho người bị bạo lực giới”

Lượt xem: 26

Trong 02 ngày 26,27/7/2023, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động xã hội phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tổ chức tập huấn thí điểm tài liệu “Bồi dưỡng viên chức, nhân viên Công tác xã hội về cung cấp dịch vụ xã hội cho người bị bạo lực giới”. Tham dự tập huấn có Tiến sĩ, chuyên viên cao cấp Nguyễn Thị Vân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động xã hội; bà Hà Thị Vân Khánh cán bộ dự án chương trình dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam; viên chức, công chức, cộng tác viên công tác xã hội, những người đang thực hành công tác xã hội tại các địa phương, cơ sở của 6 tỉnh khu vực Tây Bắc.

Phát biểu khai mạc tập huấn Tiến sĩ, chuyên viên cao cấp Nguyễn Thị Vân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động xã hội cho biết: Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành điều tra Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Kết quả điều tra đã thu hút mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân trước tình trạng bạo lực khá phổ biến đối với phụ nữ xảy ra trong gia đình – nơi đáng ra phải là chốn an toàn của họ. Kết quả điều tra cho thấy bạo lực gia đình diễn ra hằng ngày, dưới nhiều hình thức bất kể nạn nhân thuộc dân tộc nào, vị thế kinh tế- xã hội ra sao, hay đang sống ở đâu. Bạo lực xảy ra liên thế hệ và gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể đối với gia đình, cộng đồng và quốc gia. Nguyên nhân sâu xa của bạo lực chính là bất bình đẳng giới. Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam là một trong những hình thức vi phạm quyền con người phổ biến nhất, và dù đây là một trong những vấn nạn khó xóa bỏ nhất, nhưng không có nghĩa là không thể chấm dứt. Năm 2019, Việt Nam tiến hành điều tra Quốc gia lần thức hai. Phạm vi của điều tra lần này được mở rộng hơn, bao gồm mở rộng độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi và từ 60 đến 64 tuổi. Vấn đề bạo lực cũng được nghiên cứu vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình, mở rộng tới nơi làm việc và các không gian cộng đồng khác. Bạo lực đối với các nhóm dân số nữ dễ bị tổn thương nhất của Việt Nam được đặc biệt chú trọng, cụ thể là nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Những phát hiện của cuộc điều tra lần thứ hai cho thấy tính phức tạp của bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực đối với phụ nữ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhân phẩm, sự an toàn của phụ nữ, cản trở sự thăng tiến xã hội và làm giảm năng suất lao động. Mặc dù mức độ phổ biến của bạo lực là khá cao nhưng bạo lực đối với phụ nữ vẫn ẩn khuất và trầm lắng trong xã hội Việt Nam.

Nhằm tham gia thiết kế tài liệu Bồi dưỡng viên chức, nhân viên công tác xã hội về cung cấp dịch vụ xã hội cho người bị bạo lực giới, lớp tập huấn sẽ trao đổi để đối tượng tham gia có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác xã hội với người bị bạo lực trên cơ sở giới. Sau khi tham gia tập huấn những kiến thức liên quan tới giới, bạo lực giới, nhận diện hình thức, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới, xác định được các loại hình dịch vụ xã hội dành cho người bị bạo lực giới; Xác định được quy trình, áp dụng được kỹ năng nhận diện và làm việc với người bị bạo lực giới; Ý thức được vị trí, vai trò của người làm nghề công tác xã hội trong trợ giúp người bị bạo lực giới từ đó chủ động trong việc áp dụng các phương pháp, các kỹ năng phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc cung cấp dịch vụ xã hội trợ giúp người bị bạo lực giới se được triển khai, áp dụng.

Lớp tập huấn diễn ra sôi nổi, có sự tham gia của người học. Những nội dung về kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được truyền đạt và tương tác tham gia. Lớp tập huấn được nghe ý kiến của đại biểu là những người đang thực hiện công tác xã hội tại cơ sở để có thể hoàn thiện hơn tài liệu. Việc hoàn thiện sớm tài liệu bồi dưỡng viên chức, nhân viên công tác xã hội về cung cấp dịch vụ xã hội cho người bị bạo lực giới góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công tác xã hội trợ giúp cho người bị bạo lực giới./.

Hình ảnh tập huấn:

Đại biểu tham gia các hoạt động thảo luận, sắm vai

 

Đại biểu và Ban tổ chức tập huấn chụp ảnh lưu niệm

Người đưa tin: Nguyễn Thị Thu Hà

Tin tức mới nhất

Video giới thiệu

Lịch công tác

Bài đăng gần đây

Hình ảnh hoạt động

Thống kê truy cập

Hôm nay: 2
Hôm qua: 34
Trong tuần: 364

Trong 30 ngày qua: 1819
Tổng truy cập: 960060

Đăng ký nhận tin.