I. BAN GIÁM ĐỐC
1. Giám đốc Trung tâm:
- Là Thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh.
- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách đối với CBVCLĐ; bộ máy, biên chế; đối nội, đối ngoại; quy hoạch, tài chính – kế toán; thi đua – khen thưởng – kỷ luật; giải quyết đơn thư; quy chế dân chủ trong cơ quan; an toàn an ninh trật tự; trang tin điện tử của Trung tâm; đầu tư xây dựng cơ bản; phòng, chống tham nhũng.
- Chủ tịch các Hội đồng Thi đua – Khen thưởng – Kỷ luật, xếp bậc lương, xét lên lương cho cán bộ, viên chức và người lao động trong Trung tâm; Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống COVID-19; Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn; Đội trưởng đội Phòng cháy chữa cháy của Trung tâm.
- Trực tiếp phụ trách phòng: Hành chính – Tổng hợp.
- Giữ mối quan hệ với: Các cơ quan, đơn vị có liên quan tại các tỉnh, thành bạn; các phòng nghiệp vụ thuộc Sở; các đơn vị trực thuộc Sở; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công đoàn tại phòng Hành chính – Tổng hợp.
2. Phó Giám đốc Trung tâm
- Giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực, nhiệm vụ: Quản lý, chăm sóc, y tế, phục hồi chức năng, lao động trị liệu cho đối tượng tại Trung tâm; các kế hoạch, chương trình về công tác xã hội và trợ giúp xã hội; cải cách hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; công tác vận động, quản lý nguồn ủng hộ từ thiện; công tác người cao tuổi; các báo cáo định kỳ theo quy định.
- Là chủ tài khoản ủy quyền đối với lĩnh vực được phân công (có văn bản ủy quyền riêng); Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình có người cần chăm sóc và Câu lạc bộ Tình nguyện viên Công tác xã hội (do Trung tâm thành lập); Tham gia một số thành viên Ban chỉ đạo, Tổ công tác khác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.
- Trực tiếp phụ trách các phòng:
- Chăm sóc – Công tác xã hội;
- Y tế – Phục hồi chức năng.
- Theo dõi, triển khai các nhiệm vụ phòng, chống COVID-19.
- Giữ mối quan hệ với: Cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; các tổ chức Hội, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Uông Bí; các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công đoàn tại phòng Y tế – Phục hồi chức năng.
II. CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
1. Phòng Hành chính – Tổng hợp
a) Chức năng:
- Tham mưu, thực hiện công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ; thống kê, tổng hợp; thi đua, khen thưởng.
- Quản lý công tác văn thư, lưu trữ; quản lý tài chính, tài sản, quản trị văn phòng.
- Quản lý hoạt động lao động trị liệu cho đối tượng.
b) Nhiệm vụ:
- Tham mưu, thực hiện công tác cán bộ, công tác đào tạo, các quy trình, thủ tục hồ sơ cán bộ, tổ chức bộ máy, quản lý lưu trữ hồ sơ cán bộ, viên chức, lao động của Trung tâm.
- Tham mưu dự thảo các Chương trình, kế hoạch hoạt động, các văn bản, báo cáo thường xuyên, chuyên đề, đột xuất về hoạt động chung của Trung tâm.
- Xây dựng dự toán, phân khai các nguồn tài chính hằng năm. Quản lý thu chi các nguồn kinh phí theo quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.
- Tổng hợp, đề xuất nhu cầu thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư, dụng cụ, đồ dùng, thực phẩm, văn phòng phẩm, …; quản lý, theo dõi, sử dụng tài sản, trang thiết bị, công trình xây dựng, cơ sở vật chất, đất đai, nhà cửa, vật tư, vật dụng, … của Trung tâm theo đúng nguyên tắc, chế độ quy định của Nhà nước.
- Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ; bố trí, quản lý phương tiện đi công tác; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác của cán bộ, viên chức, lao động.
- Thực hiện nhiệm vụ đón tiếp khách đến liên hệ công tác, thăm tặng quà Trung tâm; là đầu mối liên hệ công tác với các cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài (nếu có) cho Trung tâm.
- Tổ chức hướng dẫn nghề, lao động trị liệu nhằm giúp đối tượng phát triển, phục hồi về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn cho CBVCLĐ và các nhóm đối tượng có nhu cầu ngoài cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo và phân công của Giám đốc Trung tâm.
2. Chăm sóc – Công tác xã hội
a) Chức năng:
- Tham mưu, thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, đối tượng tự nguyện.
- Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp cho các gia đình, nhóm, cá nhân đối tượng tại Trung tâm và ngoài cộng đồng.
b) Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc thẩm định, tiếp nhận, quản lý hồ sơ của các đối tượng và đưa đối tượng về địa phương tái hòa nhập cộng đồng đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
- Tổ chức quản lý, chăm sóc đối tượng và lập kế hoạch trợ giúp đối tượng tại Trung tâm.
- Kết nối, giữ mối liên hệ với các tổ chức, cá nhân hoạt động tình nguyện và gia đình, thân nhân của đối tượng.
- Tiếp công dân đến tìm hiểu về chế độ, chính sách và các thông tin liên quan đến hoạt động trợ giúp của các nhóm đối tượng tại Trung tâm.
- Chủ trì phối hợp với các tổ chức, các phòng nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội, tư vấn tâm lý, trang bị kỹ năng sống, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý để giúp đối tượng phát triển, phục hồi khả năng tự giải quyết các vấn đề; thực hiện quản lý ca đối với các đối tượng trong Trung tâm.
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá tinh thần cho các đối tượng tại Trung tâm.
- Chủ trì giữ liên hệ, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức cho sinh viên thực hành nghề công tác xã hội.
- Phối hợp với các phòng: (1) Tổ chức các hoạt động truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về công tác xã hội (ngoài các nội dung được giao chủ trì); (2) tổ chức cho sinh viên thực hành nghề công tác xã hội; (3) tổ chức tiếp đón các tổ chức, cá nhân đến thăm tặng quà Trung tâm. (4) Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và bệnh lý của đối tượng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo và phân công của Giám đốc Trung tâm.
3. Phòng Y tế – Phục hồi chức năng
a) Chức năng:
- Tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế, và phục hồi chức năng cho đối tượng.
- Tổ chức thực hiện công tác y tế dự phòng tại Trung tâm.
b) Nhiệm vụ:
- Tham mưu kế hoạch, đề xuất mua sắm, quản lý và sử dụng thuốc, trang thiết bị và dụng cụ y tế tại Trung tâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động về quản lý, chăm sóc y tế; cung cấp dịch vụ y tế ban đầu cho đối tượng tại Trung tâm.
- Tổ chức cấp phát thuốc hằng ngày cho đối tượng theo chỉ định của các cơ sở y tế. Đưa đối tượng đi khám, điều trị thường xuyên và đột xuất tại các cơ sở y tế. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thẩm định, kiểm tra sức khoẻ ban đầu cho đối tượng tiếp nhận vào Trung tâm.
- Quản lý và Tổ chức thực hiện công tác phục hồi chức năng cho đối tượng tại Trung tâm và ngoài cộng đồng.
- Tổ chức hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng về: Sức khoẻ, tập phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng…
- Quản lý chế độ, định mức dinh dưỡng và sinh hoạt cho các đối tượng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm. Thực hiện tiếp phẩm, chế biến lương thực, thực phẩm cho các bữa ăn hằng ngày cho các đối tượng tại Trung tâm đảm bảo theo chế độ quy định
- Chủ trì công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại Trung tâm.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, các bộ phận chức năng kiểm tra công tác vệ sinh tại nơi ở và các khu vực sinh hoạt chung của đối tượng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo và phân công của Giám đốc Trung tâm.