Trung tâm Bảo trợ xã hội tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, lao động và đối thoại giữa thủ trưởng cơ quan và người lao động.

Lượt xem: 17

            Thực hiện chương trình công tác năm 2024 của Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Ninh; thực hiện Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về việc quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 về việc quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động theo Hợp đồng lao động. Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-CĐTTBTXH, ngày 05/7/2024 của Công đoàn Trung tâm Bảo trợ xã hội về việc tổ chức Hội nghị CBVC, LĐ bất thường và đối thoại giữa thủ trưởng đơn vị và người lao động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Ninh. Chiều ngày 18/7/2024, Trung tâm Bảo trợ xã hội đã tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, lao động và đối thoại giữa thủ trưởng cơ quan và người lao động. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Phúc Phong – Chánh Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

          Hội nghị được nghe tổng hợp các ý kiến tham gia sửa đổi bổ sung các quy chế hiện hành tại Trung tâm. Người lao động được đối thoại trực tiếp với thủ trưởng cơ quan . Hội nghị được nghe 05 ý kiến của người lao động hỏi đáp trực tiếp.

Quang cảnh Hội nghị

Thủ trưởng đơn vị đối thoại với người lao động

         

Sau khi nghe tổng hợp các ý kiến tham gia sửa đổi bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành tại đơn vị, tập thể cán bộ, viên chức, lao động đã tích cực tham gia thảo luận; Thủ trưởng đơn vị đã tiếp thu, giải đáp các ý kiến phát biểu của các đại biểu và ý kiến tham gia sửa đổi bổ sung các quy chế; Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động bất thường năm 2024 nhất trí.

 QUYẾT NGHỊ:

  1. THỐNG NHẤT THÔNG QUA SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
  2. Sửa đổi Khoản 1, Điều 4 như sau:

     “1. Nguyên tắc:

     – Tiền lương và các chế độ phụ cấp, đóng góp theo lương của cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trả lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước được chi theo hình thức chuyển vào tài khoản từ ngày 05 đến ngày 10 hằng tháng. Riêng kỳ chi lương tháng 01 hằng năm sẽ chi sau khi có quyết định giao dự toán ngân sách của đơn vị.

     – Tiền lương, tiền công của lao động hợp đồng hỗ trợ phục vụ trả lương theo mức lương tối thiểu vùng + các khoản phụ cấp (Gồm: Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp khác nếu có); được thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký với người lao động được chi theo hình thức chuyển vào tài khoản từ ngày 28 đến ngày 30 hằng tháng.

    – Tiền công đối với các hợp đồng khoán công việc được thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký với người lao động được chi theo hình thức chuyển vào tài khoản từ ngày 28 đến ngày 30 hằng tháng;

    – Tiền lương, tiền công của CBVCLĐ nghỉ ốm đau, thai sản: Do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định.

    – Các phòng thực hiện chấm công cho CBVCLĐ của phòng theo mẫu quy định gửi về bộ phận kế toán trước ngày 03 của tháng kế tiếp.”

  1. Sửa đổi Tiết c, khoản 2 Điều 4 như sau:

   “c) Phụ cấp ưu đãi ngành:

    – Nguyên tắc thực hiện:

    + Áp dụng cho viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

    + Đối với lao động hợp đồng hỗ trợ phục vụ: Phụ cấp ưu đãi nghề được xác định = K × Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng theo vị trí việc làm × Lương cơ sở hiện hành. Trong đó:

     (1) K: là hệ số phụ cấp được vận dụng theo Hệ số lương của Nhân viên phục vụ quy định tại Bảng 4 Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

    (2) Thời gian tính hưởng Hệ số phụ cấp thâm niên công tác kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội.

    (3) Thời gian nâng Hệ số phụ cấp thâm niên công tác: 02 năm/01 lần.

     + Không áp dụng đối với: Hợp đồng lao động khoán công việc;

     – Căn cứ thực hiện: Điều 8 Nghị định 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính Phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người sau cai nghiện ma tuý và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.

     – Mức phụ cấp:

     + Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với viên chức, người lao động thường xuyên trực tiếp làm công tác tại chăm sóc, trợ giúp người tâm thần, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi không tự phục vụ được (phải chăm sóc, hỗ trợ tại giường). Áp dụng cho các viên chức, lao động làm công tác: Y tế; Phục hồi chức năng; Chăm sóc; Hỗ trợ phục vụ (Nhà sạch);

     + Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với viên chức, người lao động thường xuyên trực tiếp làm công tác chăm sóc trợ giúp người tâm thần, người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng (còn khả năng tự phục vụ). Áp dụng cho các viên chức, lao động làm công tác: Y tế; Phục hồi chức năng; Chăm sóc; Hỗ trợ phục vụ (Nhà sạch); Cấp phát thuốc; Nấu ăn; Kỹ thuật điện nước; Lao động trị liệu;

     + Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm việc tại các vị trí việc làm ở các lĩnh vực công tác khác còn lại.

  1. Sửa đổi Khoản 4, Điều 8 như sau:

     “4. Chi khoán vật tư, bảo hộ lao động cho viên chức, lao động (Găng tay cao su, găng tay thực phẩm, găng tay y tế,  khẩu trang, ủng,…), cụ thể:

     – Đối tượng khoán: viên chức, lao động trực tiếp hỗ trợ phục vụ đối tượng.

     – Mức khoán:

     + Bộ phận chăm sóc, bộ phận nhà sạch cho đối tượng còn khả năng tự phục vụ: 70.000 đồng/người/tháng;

     + Bộ phận chăm sóc, bộ phận nhà sạch cho đối tượng không còn khả năng tự phục vụ: 100.000 đồng/người/tháng;

     + Bộ phận bếp ăn: 180.000 đồng/người/tháng.”

  1. Sửa đổi Điều 15 như sau:

     “Điều 15. Vật tư văn phòng

     Để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, Trung tâm thực hiện khoán văn phòng phẩm cho các phòng để chủ động căn cứ vào nhiệm vụ của phòng, theo mức khoán sau:

  1. Ban Giám đốc và phòng Hành chính – Tổng hợp: 1.700.000 đồng/tháng.
  2. Phòng Chăm sóc – Công tác xã hội: 700.000 đồng/tháng.
  3. Phòng Y tế – Phục hồi chức năng: 300.000 đồng/tháng.”
  4. Sửa đổi Khoản 1 Điều 16 như sau:

     “1. Cước điện thoại:

     Để đảm bảo việc sử dụng điện thoại liên lạc chỉ phục vụ cho nhu cầu công việc của cơ quan và phải được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, không dùng cho mục đích cá nhân và kinh doanh. Trung tâm thanh toán tiền điện thoại theo mức khoán sau:

    – Giám đốc: 300.000 đồng/tháng.

    – Phó giám đốc: 200.000 đồng/tháng.

    – Phòng Hành chính – Tổng Hợp: 300.000 đồng/tháng.

   – Phòng Chăm sóc – Công tác xã hội (Số Hotline): 300.000 đồng/tháng.

    – Phòng Y tế – Phục hồi chức năng: 100.000 đồng/tháng.”

  1. Sửa đổi Tiết b, Khoản 7 Điều 16 như sau:

    “b) Mức chi:

    – Cách tính nhuận bút:

    Nhuận bút = Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút × Hệ số nhuận bút của thể loại (tin bài/Truyện/Video-Clip)

    Trong đó:

     + Giá trị 01 đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở theo quy định.

     + Hệ số nhuận bút của từng thể loại như sau:

TT THỂ LOẠI HỆ SỐ NHUẬN BÚT
1 Tin bài 0,5
2 Truyện 1
3 Video – Clip 2

    – Phân loại chất lượng tin, bài: Theo Quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin trên trang thông tin điện của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh.

     – Thù lao cho người sưu tầm, người cung cấp thông tin bằng 10% mức nhuận bút theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

     – Thù lao cho Ban biên tập được tính bằng 40% nhuận bút của tác giả.

    Trong đó:

    + Trưởng ban được hưởng hệ số 1.

   + Phó Trưởng ban được hưởng hệ số 0,8.

   + Thư ký Ban biên tập được hưởng hệ số 0,8.

   + Kế toán và các thành viên khác được hưởng hệ số 0,5.”

  1. Sửa đổi Khoản 2.7 Điều 29 như sau:

   “2.7. Thăm hỏi CBVCLĐ và người thân:

   – Điều kiện thăm:

   + CBVCLĐ sinh đẻ;

    + CBVCLĐ ốm đau; cha, mẹ (cả bên vợ hoặc chồng), con của CBVCLĐ ốm nặng có thời gian phải điều trị tại bệnh viện từ 5 ngày trở lên.

    + CBVCLĐ phải phẫu thuật nằm bệnh viện điều trị từ 2 ngày trở lên sẽ thăm hỏi, động viên.

    – Mức chi 500.000đ/người/lần (Căn cứ mức độ bệnh của CBVCLĐ hoặc người thân, phòng chuyên môn có trách nhiệm đề xuất thăm hỏi).”

  1. THÔNG QUA KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI HỘI NGHỊ
  2. Về đề nghị khoán vật tư bảo hộ lao động và khoán công tác phí đối với viên chức, lao động thường xuyên đi lấy thuốc cho đối tượng của viên chức lao động của Phòng Y tế – Phục hồi chức năng:

     – Thống nhất khoán vật tư bảo hộ lao động cho Phòng Y tế – PHCN. Mức khoán vật tư bảo hộ lao động trên cơ sở vật tư tiêu hao của 03 năm gần nhất.

     – Thống nhất khoán công tác phí khoán cho 01 cán bộ, viên chức, lao động của Phòng Y tế – Phục hồi chức năng thực hiện nhiệm vụ lấy thuốc bảo hiểm y tế của đối tượng.

  1. Sắp xếp lịch làm việc tại các bộ phận do phòng chuyên môn thực hiện trên cơ sở: CBVCLĐ tương trợ hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ; Trung tâm đảm bảo định mức số lượng người làm việc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
  2. Những nội dung thanh quyết toán còn vướng mắc, đề nghị các phòng chuyên môn phối hợp với bộ phận kế toán tháo gỡ không ảnh hưởng tới công tác trợ giúp đối tượng.

        Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Phúc Phong – Chánh Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và xã hội ghi nhận Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị đầu tiên trong các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức được Hội nghị đối thoại giữa thủ trưởng đơn vị và người lao động. Những câu hỏi của người lao động liên quan đến chế độ, quyền lợi, phụ cấp ưu đãi đều được giải đáp kịp thời. Đây là một trong những nội dung quan trọng để thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu đơn vị với lao động và đặc biệt tư tưởng của người làm việc được ổn định khi hiểu rõ, nắm chắc các chế độ, quyền lợi của mình. Đồng chí đề nghị Trung tâm căn cứ vào những ý kiến tham gia của người lao động, rà soát sửa đổi, bổ sung các quy chế nội bộ để hỗ trợ người lao động yên tâm công tác.

         Hội nghị cán bộ viên chức, lao động và đối thoại giữa thủ trưởng cơ quan và người lao động được tổ chức góp phần giải đáp những ý kiến thắc mắc của người lao động. Đồng thời kịp thời điều chỉnh, sửa đổi những quy chế hiện hành phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị./.

Người đưa tin: Nguyễn Thị Thu Hà

Đăng ký nhận tin.