Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 11, Tổ 3, Khu Nam Trung, Phường Nam Khê, TP Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0962.37.36.38 – 0203.3850.201

Email: btxhquangninh@gmail.com

Điểm đến của bình yên

         Quan niệm thường thấy trong xã hội Việt Nam là tới mốc tuổi nghỉ hưu chính là lúc tuổi già ập tới. Ở tuổi ấy, nhiều người nghĩ mình sẽ không làm việc nữa, chỉ loanh quanh ở nhà với công việc gia đình. Càng lớn tuổi, con người càng khát khao có ai đó ở bên để trò chuyện và chăm sóc. Nhưng điều trớ trêu là khi tuổi già đến thì điều đó cũng khó thực hiện nhất. Bạn bè thì người còn người mất, con cháu lo xây dựng gia đình và công việc riêng, cộng với khoảng cách thế hệ khiến người già cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

          Nhiều người già sợ nỗi cô đơn.  Đối với từng hoàn cảnh cụ thể, nỗi cô đơn càng lớn. Đây là tâm lý chung của nhiều người già. Xã hội càng hiện đại thì sự cô đơn của người già,  sự phân tách, đổ vỡ trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ bền chặt trong nhiều đời thì đều bị tàn phá. Đối với người già, sự chia sẻ giữa các thế hệ con cái không bằng bạn bè. Đối với người cùng thế hệ, họ có tiếng nói chung của họ. Đó cũng là nỗi sợ thứ hai, sợ đắm chìm một mình với những thứ không ai hiểu mình.

          Xã hội thay đổi, người già được chăm chút hơn về điều kiện sống và sức khỏe. Tuy nhiên, cấu trúc gia đình cũng ngày càng khác. Theo số liệu điều tra của Viện Dân số sức khỏe và phát triển vào năm 2020, thực hiện với 6.000 người cao tuổi trên toàn quốc, có 19% người cao tuổi sống riêng 2 vợ chồng; 8,6% người cao tuổi sống một mình và hơn 50% số người cao tuổi sống một mình có con cái sống cùng xã, phường. Việc con ở gần kề nhưng không ở chung nhà được cho là mô hình đáng quan tâm, giúp con cái chăm sóc bố mẹ thường xuyên và hai bên đều tôn trọng không gian sống riêng của nhau. Theo các chuyên gia, thay vì phụ thuộc vào cảm xúc của những người xung quanh, người già cần nghĩ và sống cho bản thân nhiều hơn, làm những điều mình thích, thậm chí cả những điều mình chưa từng có thời gian để làm trước đây.

          “Phải vui sống và yêu sống”, đó là xu hướng sống tích cực. Điều đó có nghĩa họ tự nhìn thấy hoàn cảnh cụ thể của mình có khó khăn nào không thể vượt qua được và họ tự tạo niềm vui mới để vượt quaTừ trước tới nay, gia đình vẫn là thiết chế cơ bản nhất và gắn liền với đời sống của mỗi người. Dù gia đình truyền thống hay hiện đại, có những biến đổi nhất định nhưng sự đùm bọc, thương yêu, chăm sóc vẫn là giá trị cốt lõi. Nhiều ngư. ời nhận xét đời người sẽ sống hai lần trẻ con. Một là khi mới sinh ra, hai là khi về già, đi hết cuộc đời lại quay về với vô tư và yêu thương chân thành. Dù xã hội thay đổi thế nào, tâm lý người già có biến đổi phức tạp thì người già vẫn là trụ cột tinh thần cho tất cả con cháu trong nhà. Đối với mỗi người, để có một tuổi già hạnh phúc thì cũng cần chuẩn bị một cuộc sống độc lập về tài chính, nuôi dưỡng những đam mê của mình, cho tuổi già những niềm vui riêng.

          Bà là một người đại diện cho sự lạc quan và yêu sống. Không được minh mẫn hoàn toàn nhưng từ ngày bà vào Trung tâm Bảo trợ xã hội đến nay chúng tôi luôn thấy bà cười, hát, đọc thơ. Không thấy khi nào bà cáu gắt, buồn phiền. Bà sống chan hòa với mọi người xung quanh, yêu thương và trợ giúp những người khó khăn trong di chuyển hằng ngày, những người khuyết tật thiệt thòi. Tham gia rất nhiệt tình các hoạt động chung tại Trung tâm. Hình ảnh bà lão vui sống và yêu sống khiến chúng tôi thấy cuộc sống ý nghĩa vô cùng. Có lẽ tuổi già là quy luật của cuộc sống nhưng cách sống tích cực với những người già thì nên biến thành quy luật. Khi nhìn những nụ cười rạng rỡ của bà chúng tôi thấy rằng đó mới thực sự là niềm vui của con cháu.

Bà Lại đi dạo cùng nhân viên

Những bài thơ được ngâm trong buổi sinh hoạt tinh thần

Bà Lại (áo đen) thư thái trong chuyến vãn cảnh tại chùa Ba Vàng được Trung tâm tổ chức

          Gia đình có người cao tuổi hãy nhìn vào những góc sống từ tinh thần của họ, những trải nghiệm, hành trình lao động đã hoàn thành và giờ đây cần và rất cần một điểm đến bình yên. Thông điệp và cũng là khoảng nghĩ suy khi còn bố, mẹ trên đời./.

Người đưa tin: Nguyễn Thị Thu Hà

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Video giới thiệu

Lịch công tác

Bài đăng gần đây

Hình ảnh hoạt động

Thống kê truy cập

Hôm nay: 11
Hôm qua: 33
Trong tuần: 380

Trong 30 ngày qua: 1815
Tổng truy cập: 960102

Đăng ký nhận tin.